Chính trị Myanmar

Bài chi tiết: Chính trị Myanmar

Các đại biểu được bầu ra trong cuộc bầu cử Quốc hội nhân dân năm 1990 hình thành nên Liên minh Chính phủ Quốc gia Liên bang Miến Điện (NCGUB), một chính phủ hải ngoại vào tháng 12 năm 1990, với trách nhiệm vãn hồi nền dân chủ tại Myanma[29]. Sein Win, người anh họ của Aung San Suu Kyi, là thủ tướng hiện thời của NCGUB. Tuy nhiên, NCGUB có rất ít quyền lực và đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Myanmar. Lãnh đạo Nhà nước hiện nay là Thống tướng Than Shwe, người giữ chức vụ "Chủ tịch Hội đồng Hòa Bình và Phát triển Quốc gia". Ông nắm mọi quyền lực quan trọng, gồm quyền bãi nhiệm các bộ trưởng và các thành viên chính phủ, đưa ra các quyết định quan trọng trong vấn đề chính trị đối ngoại[30]. Khin Nyunt từng là thủ tướng cho tới ngày 19 tháng 10 năm 2004, và đã bị thay thế bởi Tướng Soe Win, người có quan hệ mật thiết với Than Shwe. Đa số các bộ và các vị trí chính phủ đều do các sĩ quan quân đội nắm giữ, ngoại trừ Bộ y tế, Bộ giáo dục, Bộ lao động và Bộ kinh tế và kế hoạch quốc gia, do các viên chức dân sự quản lý[31].

Các đảng chính trị lớn ở Myanmar gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủLiên đoàn Dân tộc Shan vì Dân chủ, dù các hoạt động của họ bị chế độ quản lý chặt chẽ. Nhiều đàng khác, thường đại diện cho lợi ích của các dân tộc thiểu số thực sự có tồn tại. Tại Myanmar ít có khoan dung chính trị cho phe đối lập và nhiều đảng đã bị đặt ngoài vòng pháp luật. Đảng Thống nhất Quốc gia đại diện cho quân đội, và được sự ủng hộ của một tổ chức to lớn tên gọi Hiệp hội Liên đoàn Đoàn kết và Phát triển[32].Theo nhiều tổ chức, gồm cả Human Rights WatchAmnesty International, chính quyền này có bản thành tích nhân quyền kém cỏi[33]. Không có tòa án độc lập tại Myanmar và đối lập chính trị với chính phủ quân sự không hề được khoan dung. Truy cập Internet tại Myanmar bị hạn chế chặt chẽ thông qua các phần mềm lọc các trang web có thể truy cập đối với công dân, hạn chế đa số các trang đối lập chính trị và ủng hộ dân chủ[34][35]. Lao động cưỡng bức, buôn ngườilao động trẻ em là điều thông thường, và bất đồng chính trị không được khoan dung[36].

Năm 1988, quân đội Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888 (Cuộc biểu tình 8888). Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanmar, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanmar vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào[37][38]. Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanmar đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanmar. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN để bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanma[39]. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này hiện vẫn khó xảy ra, vì sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc[40][41].

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu với kỳ vọng vào tương lai trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990. Kết quả cuộc bầu cử được công bố cụ thể vào sáng ngày 10 tháng 11 năm 2015. Ước tính khoảng 10.000 quan sát viên đã có mặt theo dõi tiến trình bầu cử tại Myanmar. Chính phủ triển khai hơn 40.000 cảnh sát đặc nhiệm giám sát các điểm bầu cử. Rất nhiều chợ, nhà hàng ở Yangon đóng cửa để đảm bảo an toàn. Chiều ngày 10 tháng 11 năm 2015, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) Myanmar tuyên bố đảng của bà giành khoảng 75% trong tổng số ghế Quốc hội. Trong đó, NLD có 96 ghế, bao gồm 49 ghế hạ viện. Đảng Đoàn kết phát triển liên bang (USDP) cầm quyền chỉ có 3 ghế hạ viện. Tuy nhiên, quân đội Myanmar vẫn sẽ nắm giữ nhiều quyền lực chính trị. Ngày 30 tháng 3 năm 2016, ông Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi chính thức trở thành tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, chấm dứt gần 50 năm đất nước Myanmar nằm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Myanmar http://www.theaustralian.com.au/news/breaking-news... http://www.aljazeera.com/indepth/features/2012/10/... http://www.aljazeera.com/news/2017/02/rohingyas-ki... http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/FK04Ae... http://www.bbc.com/news/world-asia-32772333 http://www.bbc.com/news/world-asia-38858655 http://www.britannica.com/nations/Myanmar http://edition.cnn.com/2016/11/15/asia/myanmar-rak... http://edition.cnn.com/2016/11/17/asia/myanmar-roh... http://www.ethnologue.com/show_country.asp?name=MM